TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Là khi những lợi ích và sự phát triển của các doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành & phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội, mang đến những giá trị nhân văn tốt đẹp cho cộng đồng, con người.

Trước những trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không chỉ phải tuân thủ những chuẩn mực về: đảm bảo sản xuất – lợi nhuận (siêu lợi nhuận) trong kinh doanh phải mà còn phải đảm bảo cả những chuẩn mực trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; với môi trường, bảo vệ thiên nhiên, môi trường lao động’ với người lao động về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, thực hiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống sức khỏe cộng đồng; và với sự phát triển của cả một xã hội ngày càng tốt đẹp, giàu mạnh hơn.

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội không chỉ đơn giản là các hoạt động từ thiện hay các hoạt động xã hội đòi hỏi chi phí mà không đem lại lợi ích kinh tế. Ngược lại, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường, dễ dàng nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế và lợi ích chính trị – xã hội cho họ.

Tạo được lộ trình cũng như chiến lược phù hợp để từng bước thực hiện Trách nhiệm xã hội, cộng đồng chính là việc mà các Doanh nghiệp cần thúc đẩy và thực hiện, để góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập Quốc tế.

02439957979
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon